Chiến tranh Lạnh (1947–91) Quan_hệ_Hoa_Kỳ_–_Liên_Xô

Quan hệ Liên Xô-Hoa Kỳ (và các nước chịu ảnh hưởng)

Hoa Kỳ

Liên Xô

Kết thúc Thế chiến II là sự chia rẽ trở lại giữa hai quốc gia. Sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu sau thất bại của Đức khiến cho các nền kinh tế thị trường tự do ở phương Tây lo lắng, cụ thể là Hoa Kỳ, quốc gia đã thiết lập nên sự chi phối về mặt kinh tế và chính trị của mình tại Tây Âu. Hai quốc gia ủng hộ hai ý thức hệ chính trị và kinh tế trái ngược nhau và cạnh tranh sự ảnh hưởng quốc tế của mình trên những lĩnh vực này. Điều này đã làm kéo dài một cuộc đấu tranh kinh tế, ý thức hệ và địa chính trị—bắt đầu từ khi Học thuyết Truman được đưa ra vào ngày 12 tháng 3 năm 1947 tới tận khi Liên Xô tan rã vào ngày 26 tháng 12 năm 1991—được gọi là Chiến tranh Lạnh, một thời kỳ kéo dài gần 45 năm.

Liên Xô thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này vào năm 1949, kết thúc thế độc nhất của Hoa Kỳ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ và Liên Xô tham gia vào một cuộc đua vũ trang kéo dài cho tới khi Liên Xô tan rã. Andrei GromykoNgoại trưởng Liên Xô, và cũng là người giữ chức ngoại trưởng lâu nhất trên thế giới.

Từ trái qua phải: Llewellyn Thompson, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko, và Dean Rusk

Sau khi Đức thua trận, Hoa Kỳ muốn giúp đỡ về kinh tế cho các đồng minh Tây Âu bằng Kế hoạch Marshall. Hoa Kỳ cũng mở rộng Kế hoách Marshall cho Liên Xô, nhưng với những điều khoản như vậy, người Mỹ biết Liên Xô sẽ không bao giờ chấp nhận cái mà chính quyền Xô viết coi là một nền dân chủ của giai cấp tư sản, trái với những đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản Stalin. Với tầm ảnh hưởng đang phát triển của mình ở Đông Âu, Liên Xô muốn chống lại điều này bằng việc thành lập Hội đồng Tương trợ Kinh tế vào năm 1949, về cơ bản cũng giống như Kế hoạch Marshall của Mỹ, mặc dù đây giống như một thỏa thuận hợp tác kinh tế hơn là một kế hoạch tái thiết rõ ràng. Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Âu muốn thắt chặt mối quan hệ với nhau và cản trở Liên Xô. Nỗ lực tiêu biểu nhất là việc thành lập NATO, về cơ bản là một thỏa thuận quân sự. Liên Xô đáp trả bằng việc lập Khối Warszawa, với kết quả tương tự như Khối phía Đông.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin cùng với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson tại Hội nghị Thượng đỉnh Glassboro 1967.

Nixon làm giảm bớt căng thẳng

Giai đoạn giảm căng thẳng bắt đầu vào năm 1969, là một yếu tố cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn cấp cao Henry Kissinger. Họ muốn kết thúc chính sách ngăn chặn và đạt được mối quan hệ thân thiện hơn với Liên Xô và Trung Quốc. Hai nước này khi đó đang ở thế đối đầu và Nixon mong họ sẽ đi cùng với Washington để không cho đối thủ có được lợi thế. Một trong những điều kiện của Nixon là cả hai nước phải ngừng hỗ trợ cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, và điều đó đã được thực hiện. Nixon và Kissinger muốn thúc đẩy đối thoại sâu rộng hơn với chính quyền Xô viết, trong đó có các cuộc họp thượng đỉnh định kỳ và đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí cùng các thỏa thuận song phương khác. Brezhnev đã gặp gỡ Nixon tại các cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva năm 1972, Washington năm 1973, và một lần nữa tại Moskva năm 1974. Cả hai người trở thành những người bạn.[40][41] Trong tiếng Nga, giai đoạn này được gọi là разрядка (razryadka, nghĩa nôm na là "nới lỏng căng thẳng").[42]

Thời kỳ này được đánh dấu qua các hiệp ước được hai bên ký kết như SALT I và Hiệp ước Helsinki. Một hiệp ước khác, START II, đã được hai bên thảo luận nhưng chưa từng được Hoa Kỳ phê chuẩn. Các nhà sử học vẫn đang tranh luận về thành công của thời kỳ giảm căng thẳng này tới nỗ lực nhằm đạt tới hòa bình.[43][44]

Tổng thống Gerald Ford, Tổng bí thư Leonid Brezhnev, và Henry Kissinger trò chuyện thân mật tại Hội nghị Thượng đỉnh Vladivostok năm 1974

Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, hai siêu cường đồng ý lập một đường dây nóng trực tiếp giữa Washington D.C. và Moskva (hay còn được gọi là điện thoại đỏ), cho phép nhà lãnh đạo hai nước có thể nhanh chóng liên hệ nhau khi khẩn cấp, đồng thời giảm khả năng những cuộc khủng hoảng tương tự có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện. The U.S./USSR détente was presented as an applied extension of that thinking. Hiệp ước SALT II vào cuối thập niên 1970 nối tiếp những thành công của cuộc đàm phán SALT I, đảm bảo cho sự cắt giảm vũ khí hơn nữa của cả Liên Xô và Hoa Kỳ. Hiệp ước Helsinki, mà trong đó Liên Xô cam kết các cuộc bầu cử tự do tại châu Âu, được gọi là sự nhượng bộ lớn của chính quyền Xô viết để đảm bảo hòa bình.

Thời kỳ hòa hoãn kết thúc sau khi sự can thiệp của Liên Xô tại Afghanistan, khiến cho Hoa Kỳ quyết định tẩy chay Thế vận hội 1980 tại Moskva. Việc Ronald Reagan được bầu làm tổng thống vào năm 1980, phần lớn dựa trên chiến dịch tranh cử phản đối chính sách hòa hoãn của ông,[45] đánh dấu sự kết thúc thời kỳ hòa hoãn và căng thẳng Chiến tranh Lạnh trở lại. Trong buổi họp báo đầu tiên, Tổng thống Reagan nói: "Hòa hoãn là một con đường một chiều mà Liên Xô đã dùng để theo đuổi những mục đích của họ."[46] Sau sự kiện này, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn do sự bất ổn tại Ba Lan,[47][48] chấm dứt các cuộc đàm phán SALT II, và cuộc tập trận của NATO vào năm 1983 đã suýt chút nữa đưa hai siêu cường tới bờ vực chiến tranh hạt nhân.[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Hoa_Kỳ_–_Liên_Xô http://www.britannica.com/EBchecked/topic/616563/U... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.o5m6.de/Routes.html http://www.presidency.ucsb.edu/ws/index.php?pid=44... http://slantchev.ucsd.edu/courses/nss/lectures/det... http://onlinebooks.library.upenn.edu/webbin/serial... http://www.vmi.edu/uploadedFiles/Archives/Adams_Ce... http://www.history.army.mil/books/AMH-V2/PDF/Chapt... http://www.history.army.mil/books/wwii/persian/ http://www.dtic.mil/get-tr-doc/pdf?AD=ADA539665